Cách chọn giày chơi cầu lông

Trong bộ môn cầu lông, giày là một phụ kiện vô cùng quan trọng. Bạn có thể chưa có một cây vợt tốt nhưng khi đã chơi cầu lông, hãy đảm bảo rằng mình có một đôi giày phù hợp và chất lượng. Trong bài viết dưới đây, Khang Sport chia sẻ cho bạn những cách chọn giày chơi cầu lông tốt nhất dành riêng cho bạn.

Tại sao chọn giày phù hợp lại quan trọng đến thế?

Với tính chất của bộ môn cầu lông, người chơi khi tham gia môn thể thao này sẽ phải di chuyển rất nhiều, linh hoạt về nhiều hướng khác nhau trên sân và trong một thời gian dài.

Lúc này, các ngón chân của bạn cũng phải chuyển hướng liên tục, từ đó khiến chúng rất dễ bị chèn ép và làm tăng nguy cơ chấn thương có thể gặp phải ở phần ngón chân.

Khi mang một đôi giày không phù hợp thì sẽ tiềm tàng rất nhiều nguy cơ gây chấn thương. Tưởng tượng khi bạn đang bật nhảy để thực hiện một cú trả cầu, và sau khi đáp xuống, bạn cảm nhận ngay một cơn đau điếng nơi phần cổ chân làm bạn ngã khuỵu. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu chân không được bảo vệ đầy đủ. Bong gân mắt cá chân, bị lật sơ mi (trật khớp cổ chân), căng cơ bắp chân, cơ đùi,...sẽ là những cơn ác mộng đối với bạn.

Vì vậy, bạn nên nắm vững cách chọn giày chơi cầu lông. Từ đó, chọn mua một đôi giày cầu lông phù hợp để giúp nâng cao hiệu suất chơi cầu cũng như bảo vệ đôi chân của mình tránh khỏi các chấn thương có thể gặp phải.

Các tiêu chí để chọn giày chơi cầu lông phù hợp

Giày thể thao nói chung và giày cầu lông nói riêng là những dòng sản phẩm chuyên dụng nên không phải ai cũng có cỡ chân chuẩn để dựa theo khái niệm này để chọn giày cầu lông được. Một đôi giày tốt trước hết phải là một đôi giày vừa vặn (tính cả việc có thêm tất) và bạn thoải mái, dễ chịu khi di chuyển. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố và tiêu chí khác nhưng tựu chung lại, các nhà sản xuất luôn dựa trên sự an toàn, tiện lợi lên hàng đầu. 

  • Có độ bám thảm tốt, không bị trượt
  • Chống lật cổ chân tốt
  • Độ êm ái cao
  • Chất liệu thông tháo không gây bí chân
  • Phần mũi giày phải được thoải mái và gan bàn chân được ôm sát nhưng không quá chặt
  • Đế giày không quá cứng tránh làm giảm độ linh hoạt của chân, giảm áp lực lên mũi chân.

Cách chọn giày chơi cầu lông mà các VĐV chuyên nghiệp làm theo

Với những người mới bắt đầu chơi cầu lông hay kể cả những người đã chơi lâu năm, việc chọn được một giày cầu lông chuyên dụng và tốt sẽ gây ít nhiều khó khăn. Hãy theo dõi những cách lựa giày chơi cầu lông dưới đây:

1. Chọn giày theo kiểu bàn chân

Nhắc đến đầu tiên chính là cách chọn giày chơi cầu lông dựa theo kiểu bàn chân.

Những ai có mũi bàn chân rộng thì nên chọn kiểu giày có mũi tù, to bản (Victor VT-802, 803, 8000), ngược lại nếu có mũi chân nhọn thì nên chọn giày có mũi nhỏ, ôm chân (Yonex 100, một số mẫu Kawasaki như K039, K038, Victor VT-7000, Mmoa 8000, 9000).

Những người có gan bàn chân dày (bàn chân phẳng) nên chọn loại giày hơi rộng, vỏ giày mỏng, dây buộc có thể dễ dàng tháo nới, điều chỉnh.

Những người có gan bàn chân mỏng (bàn chân mỏng)  thì nên chọn loại giày ôm chân, có đế và vỏ dày hơn một chút.

Phù hợp nhất khi chơi cầu lông là những đôi giày cổ giày thấp và có đai chữ X bằng nhựa ôm chặt gót và cổ chân. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc di chuyển, không vướng víu mà vẫn ôm chân.

Chú ý: Tuyệt đối không chọn các loại giày có cổ giày cao (một số kiểu giày cũ của vài năm trước) thường gây vướng phần gân phía trên gót chân khi gập cổ chân, rất vướng víu, thậm chí gây đau chân.

2. Chọn giày theo lối chơi và cách di chuyển

Lối chơi của bạn cũng là yếu tố cần được tính đến khi lựa chọn giày chơi cầu lông.

Nếu bạn là chơi tấn công đôi giày của bạn phải linh hoạt, nhẹ giúp bạn di chuyển tốt, bộ đệm của đôi giày phải đủ tốt cho những cú Smash của bạn. 

Còn chơi phòng thủ thì ngược lại chơi phòng thủ gì đôi giày của bạn phải chắn chắn, bán sàn tốt giúp bạn đi chuyển đỡ cầu với những pha tấn công của đối thủ.

Ngoài ra thì cách di chuyển khi tập luyện hay thi đấu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cách chọn giày chơi cầu lông:

Nếu bạn lên lưới và tiếp đất bằng gót thì không nên chọn những đôi giày có gót bọc nhựa vì dễ gây trượt ngã.

Nếu bạn lên lưới và tiếp đất bằng mũi chân, hoặc khi di chuyển hay lê mũi giày thì không nên chọn những mẫu giày có phần mũi mỏng.

Chú ý: Nếu bạn có thói quen nhập đập xong và rơi xuống mà tiếp gót thì nên sửa ngay vì như thế rất có hại cho chân, đầu gối và cả cột sống. Nhằm giảm thiểu các chấn thương, bạn nên chọn các đôi giày có đế dày, tăng cường bằng giảm chấn đệm khí hoặc công nghệ Power Cushion mà chúng tôi sẽ trình bày phía dưới.

3. Chọn giày theo cấu trúc

Nhằm bảo vệ tốt nhất cho chân người người chơi với nhiều kiểu bàn chân khác nhau, các hãng sản xuất cầu lông đều sản xuất những kiểu giày riêng phù hợp với nhiều kiểu bàn chân. 

Về cấu trúc giày, có 3 loại chính được các hãng sản xuất dựa vào thống số E (chỉ số về độ rộng ngang của bàn chân)

  • Giày cho người chân bình thường: có ký hiệu 2E
  • Giày dành cho người chân có độ bè ngang lớn: có ký hiệu 3E
  • Giày dành cho người chân khác thường: có ký hiệu 4E
  • Giày siêu mỏng (Super Slim Shoes)

Khang Sport hy vọng với bài viết trên, những thắc mắc về cách chọn giày chơi cầu lông đã phần nào được giải đáp. Chúc bạn sẽ tìm được một đôi giày phù hợp, có chất lượng tốt, trở thành một trợ thủ đắc lực cho các trận cầu của bạn!

TỔNG TIỀN :

Xin cảm ơn . Chúng tôi đã nhận được đơn đặt hàng của bạn.

Phương thức thanh toán
ID đơn đặt hàng
Ngày đặt hàng
Thành tiền

Vui lòng thanh toán trực tiếp qua chuyển khoản UPI bằng cách quét mã QR bên dưới của chúng tôi. Sử dụng ID đơn đặt hàng của bạn làm tài liệu tham khảo thanh toán. Đơn đặt hàng của bạn sẽ không được giao cho đến khi số tiền trong tài khoản của chúng tôi được thanh toán.

Vui lòng thanh toán trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của chúng tôi. Sử dụng ID đơn đặt hàng của bạn làm tài liệu tham khảo thanh toán. Đơn đặt hàng của bạn sẽ không được giao cho đến khi số tiền trong tài khoản của chúng tôi được thanh toán.

Chi tiết đặt hàng:

Tên sản phẩm:
Số lượng:
Kích cỡ:
Giá:

Thông tin chi tiết của khách hàng:

Họ và tên:
Email:
Điện thoại:
Zalo:
Địa chỉ:
Thành phố:
Tỉnh:
Quốc gia:

Contact Form

Name

Email *

Message *